Lư hương đá có độ bền cao, hoa văn họa tiết tinh tế thể hiện được bản sắc dân tộc. Với những ý nghĩa tốt đẹp, lư hương đá được sử dụng rất nhiều tại các công trình tâm linh như: đền, chùa, miếu thờ, lăng mộ đá, nhà thờ tổ,…

Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam ta, lư hương đá được dùng phổ biến ở trên các đình, chùa, miếu, từ đường, khu lăng mộ đá,…Làm lư hương bằng đá có độ bền vững hơn rất nhiều so với chất liệu xi măng. Ngoài ra nó còn có vẻ đẹp tâm linh cổ kính với những hoa văn cực tinh xảo.

Lư hương thường đặt cùng với đèn đá hai bên hoặc tùy vào từng nơi mà đặt đôi hạc cưỡi rùa đá. Vậy lư hương có ý nghĩa sâu sắc về mặt tâm linh như thế nào? Để tìm hiểu quý khách hãy tham khảo bài viết ở dưới đây nhé!

1/ Lư hương đá là gì?

Lư hương đá chính là một vật dụng rất phổ biến nhất tại các nước Á Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,… Lư hương bằng đá thường đặt ở những nơi tâm linh như: nhà thờ, từ đường, các đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ, nơi thờ cúng, chùa chiền để thắp hương.

Lư hương đá được những nghệ nhân tại Ninh Vân – Ninh Bình chạm khắc tỉ mỉ những hoa văn cổ, phương đẩu, sư tử, kỳ lân, quỷ thần hay chữ Hán,… Đặc biệt, lư hương đã được tạo ra nhằm tăng thêm tính sang trọng, tôn nghiêm và cao quý cho không gian thờ cúng.

Bên cạnh đó, lư hương đá tại Đá Mỹ Nghệ Tuyên Bích còn mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.

2/ Giá trị của lư hương đá

2.1/ Giá trị về mặt tâm linh

Trong thế giới tâm linh của người Việt, lư hương đá được đặt ở những lăng mộ tổ, nhà thờ, từ đường,… là thể hiện sự kết nối giữa âm và dương, giữa trời và đất. Nhằm kết nối giữa tổ tiên đã khuất và những người ở trên trần thế.
Lư hương dùng để thắp hương trước khi bước vào cửa điện, cửa nhà thờ tổ, từ đường, Lăng mộ mang ý nghĩa trình báo, việc người thắp hương đến tỏ lòng thành kính đối với những bậc tổ tiên được thờ cúng bên trong.

Ở những điện thờ thánh mẫu theo tín ngưỡng đạo mẫu thì việc đặt lư hương trước cửa điện có ý nghĩa trình báo các bậc thánh thần về việc các đệ tử đến đây thắp hương thành kính và tỏ lòng thành. Ngoài ra, cầu mong các bậc thánh phù trợ cho những người đến thắp hương luôn được bình an, sức khoẻ, tài lộc và may mắn.

2.2/ Giá trị trong giáo lý đạo Phật

Lư hương đá đặt ở các chùa chiền thường được làm hình dạng 3 chân. Đây là tượng trưng cho Tam bảo và Phật pháp Tăng. Nghi thức ở trong Phật giáo có thập cúng dường, lục cúng dường thì vật đầu tiên cúng dường đó là hương. Vì vậy, hương rất quan trọng trong nghi thức phật giáo.
Lư hương còn thể hiện giá trị văn hoá trong thiền, tượng trưng cho sự thanh tịnh và thoát tục của chốn thiền tự. Khi các đệ tử đến thắp hương trên lư hương đá với ý nghĩa thể hiện tấm lòng thành kính đối với Tam bảo.

2.3/ Ý nghĩa trong phong thủy

Lư hương có ý nghĩa phong thủy về sự hóa giải hung khí, tạo nên không gian hài hòa về mặt tâm linh, tăng sinh khí. Khi đặt lư hương đá ở các khu vực lăng mộ đá sẽ tạo nên được vẻ đẹp trang nghiêm, uy nghi cho tổng thể khuôn viên.

2.4/ Giá trị về tính thẩm mỹ

Lư hương đá khi đặt trước công trình tâm linh còn mang ý nghĩa về sự rộng lớn và trang nghiêm. Vẻ đẹp trong tổng thể công trình được thể hiện một cách rõ ràng và đầy trang nghiêm, sang trọng trong khu vực lăng mộ đá.
3/ Lợi ích khi sử dụng lư hương đá
Không tự nhiên mà Lư hương bằng đá được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống đời thường. Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng lư hương đá:

– Rất bền. Đúng, lư hương đá rất bền, trường tồn mãi với thời gian.

– Với độ chịu nhiệt rất cao và không cháy giúp việc cúng bái được an toàn hơn.

– Hoa văn họa tiết được chạm khắc tinh tế thể hiện được bản sắc dân tộc.

– Được làm từ đá nguyên khối nên chất lượng tốt, để được ngoài trời.

– Mẫu lư hương bằng đá rất đa dạng, kích thước có thể làm theo theo yêu cầu của khách hàng.

– Về mức giá lư hương đá thì so với lư hương bằng đồng hay những kiểu lư hương khác cũng không cao hơn.

4/ Một số loại đá được dùng làm lư hương

Các loại lư hương bằng đá rất đa dạng về mẫu mã, thường sử dụng nhiều loại đá khác nhau tạo nên sự khác biệt như làm từ đá xanh, đá vàng, đá trắng,…

4.1/ Lư hương đá xanh

Lư hương làm từ đá xanh là loại lư hương phổ biến được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất. Đá xanh chính là loại đá có màu sắc tự nhiên, rắn chắc, khó bị nứt vỡ mà giá thành lại hợp lý.

4.2/ Lư hương đá trắng

Lư hương bằng đá trắng có màu sắc trắng ngọc tự nhiên, đây là loại màu sắc đặc trưng của đá trắng.

4.3/ Lư hương đá vàng

Lư hương đá vàng phổ biến trong thời gian gần đây. Lư hương bằng đá vàng có màu vàng đất rất đặc trưng và phù hợp với những người mệnh Thổ, được điêu khắc các nét hoa văn đẹp mắt và tinh tế.

4.4/ Lư hương đá hoa cương

Lư hương đá mài và lư hương đá hoa cương ít được sử dụng hơn so với các loại lư hương trên. Lư hương đá này có vẻ ngoài rất láng mịn, sáng bóng, hiếm khi được chạm khắc hoa văn.

5/ Cấu tạo của lư hương đá gồm những gì?

Lư hương đá cấu tạo gồm có 3 phần chính gồm: chân, thân và tai. Lư hương thường có 3 chân, trong quan niệm đạo Phật điều này được tượng trưng cho Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng).
Lư hương bằng đá có hai hình dạng lư hương đá tròn và lư hương đá vuông. Theo quan niệm Phật pháp hình tròn tượng trưng cho trời và hình vuông thì tượng trưng cho đất. Cho nên:

– Ở những nơi thờ thánh, thờ Phật người ta thường dùng lư hương đá tròn.

– Những nơi thờ thần người ta thường sử dụng lư hương đá vuông.

Hoa văn chạm khắc trên lư hương bằng đá thường được chạm khắc hình rồng phượng, chữ Hán,…. Tất cả những họa tiết đó mang đến cho lư hương một vẻ đẹp cổ kính, đại diện cho truyền thống văn hóa lâu đời và mang ý nghĩa trên góc nhìn về mặt phong thủy.

6/ Kích thước của lư hương hợp phong thủy

Một lư hương bằng đá chuẩn được đánh giá trên các tiêu chí về chất liệu đá, hoa văn trên lư hương và kích thước của lư hương đá.

Lư hương vật thờ linh thiêng và hợp phong thủy phải thiết kế trên một “thước chuẩn”. Nếu là lư hương đá hình vuông thì kích thước là số đo của miệng lư hương. Còn với lư hương tròn thì kích thước tính theo đường kính lư hương. Cụ thể:

– Lư hương bằng đá vuông, miệng hình chữ nhật thường có các kích thước: 20×30 cm, 30×40 cm, 30×60 cm, 40×60 cm,…

– Với lư hương tròn, đường kính miệng thường có kích thước: 48cm, 50cm, 55cm, 60cm, 70cm, 80cm, 90cm,…

Các kích thước trên đây đều là kích thước tốt về mặt phong thủy. Nó sẽ phát huy được tốt nhất vai trò tâm linh của nó, tăng sinh khí, tạo tài lộc, hóa giải hung khí cho công trình tâm linh.